Ngâm sấu bị sủi bọt, nổi váng – Nguyên nhân và cách khắc phục
Bị sủi bọt, nổi váng lên sau một thời gian ngâm sấu luôn là mối bận tâm của không ít người. Những hũ ngâm sấu bị sủi bọt lên thường không còn giữ được độ giòn ngon và rất nhanh bị hư. Và điều quan trọng là khi nhìn vào thì không còn đẹp mắt. Cùng econashine tìm hiểu về lý do và cách ngâm sấu không bị nổi váng tốt nhất qua bài viết dưới đây!
Table of Contents
Nổi váng khi ngâm sấu là gì?
Sấu ngâm là món ăn được rất nhiều người ưa thích đặc biệt là món sấu ngâm đường. Sấu ngâm đường có hương vị thơm ngon khó cưỡng và bổ dưỡng cho sức khỏe. Làm một ly nước sấu ngâm trong thời tiết ngày hè giúp giải nhiệt cho cơ thể hiệu quả!
Ly nước sấu có ngon hay không quan trọng nhất chính là công đoạn sấu ngâm đường. Sấu phải ngâm như thế nào để vẫn giữ được độ giòn, không bị nổi váng, sủi bọt. Quả sấu không bị teo lại. Tất cả đều là nghệ thuật tinh tế trong ẩm thực mà không phải ai cũng biết.
Nổi váng hay dân gian còn gọi là sủi bọt lên khi ngâm. Đó là lớp váng màu trắng nổi lên phía trên, nó bọt bọt giống như bị lên men. Đó là phần lên men của một số vi khuẩn, nấm do khi ngâm không đúng tỉ lệ tạo cơ hội cho nó hoạt động.
Khi món ăn bị nổi váng hay sủi bọt lên sẽ làm cho món ăn dễ bị bục, nhanh hư và không giữ được hương vị vốn có của nó.
Ngâm sấu tại nhà
Nguyên nhân khi ngâm sấu bị sủi bọt
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc ngâm sấu bị sủi bọt, dưới đây là những lý do thường gặp nhất:
- Khi ngâm sấu không được phũ ngậm bằng nước ngâm
- Hủ đựng vệ sinh không sạch sẽ hoặc khi ngâm không tráng sơ qua bằng nước sôi.
- Rửa sấu không sạch và không để sấu ráo nước. Sấu còn dính nước lã.
- Tỷ lệ pha không hợp lý, quá mặn hoặc quá ngọt đều làm cho các quả sấu dễ bục và nhanh hư dẫn đến việc nổi váng.
- Ngâm quá lâu mà không dùng tới. Mỗi loại món ăn chỉ có một thời gian bảo quản nhất định, qua thời gian đó tự động nó sẽ hư và nổi váng.
Cách ngâm sấu không bị nổi váng
Muốn ngâm sấu không cần nổi váng, ta cần khắc phục tất cả các nguyên nhân làm nổi váng. Cùng econashine làm món sấu ngâm ngon đúng chuẩn, không bị nổi váng, vẫn giữ được độ giòn của sấu.
Nguyên liệu:
- Sấu bánh tẻ: 1kg
- Đường: 1kg
- Muối hoặc nước vôi trong
- Gừng
- Hũ thủy tinh
Cách ngâm sấu:
- Sấu bánh tẻ chọn những quả ngon không bị bầm dập, rửa sạch, cạo vỏ, khứa vài đường lên quả sấu, sau ngâm ngay vào nước muối loãng hoặc nước vôi trong tầm 20-30 phút.
- Vớt sấu ra để thật ráo. Bạn có thể phơi sấu qua nắng một chút.
- Sau khi sấu thật sự đã ráo nước thì xóc sơ qua với đường. tỷ lệ là 1:1 tức là 1kg sấu: 1 kg đường. Đây là tỉ lệ hợp lý, bạn có thể xê dịch đôi chút, nếu ngâm quá ngọt quá nhiều đường thì sấu dễ bục và nổi váng.
- Ngâm khoảng 3-4 tiếng cho đường tan ra rồi vớt sấu ra để ráo. Giữ lại phần nước đường.
- Phần nước đường đun sôi bỏ thêm chút lát gừng vào và để thật nguội.
- Nhớ là nước đường phải nguội, thì khi ngâm sấu mới không bị hư.
- Hũ thủy tinh lau sạch, tráng sơ qua với nước nóng và sau đó lau khô hoàn toàn.
- Bỏ sấu vào xếp thành từng lớp. Mỗi lớp sấu một lớp gừng và đổ nước đường vào cho ngập. Cứ thế cho đến khi đầy hũ và phần nước đường phải ngập hết toàn bộ sấu trong hũ.
- Đậy kín và bảo quản trong tủ lạnh khoảng 2-3 ngày là có thể lấy ra dùng.
- Bạn nên dùng trong khoảng 1-2 tháng, nếu dùng quá lâu sâu sẽ bị bục do ngấm đường quá lâu.
Sấu ngâm đường không bị nổi váng mà làm món nước sấu ngâm lạnh lạnh chua chua ngọt ngọt thì phải nói là ngon hết sảy. Mùa hè nóng bức mà uống một ly mới cảm thấy đã khát.
Cách ngâm sấu đúng chuẩn
Cách chữa sấu ngâm bị sủi bọt
Nếu lỡ đã ngâm sấu rồi và bị nổi váng, sủi bọt lên thì vẫn có cách khắc phục vấn đề ấy.
Cách đầu tiên:
Bạn có thể vớt phần sấu bị nổi váng lên ấy ra ngoài, vớt phần nổi váng cả những quả sấu ở phía bên trên để tránh những quả sấu hư làm nổi váng lên lần sau. Và lớp sấu còn lại thì vớt ra để ráo, lấy phần nước đun sôi lên sau đó để thật nguội, cho sấu vào ngâm lại.
Cách thứ hai:
Bạn dùng 100 gram đậu xanh, rang chín rồi để nguyện và cho vào trong một cái bọc vải sạch. Cho bọc vải vào trong lọ sấu ngâm để cho phần nước sấu ngâm ngập hết cả bọc vải. Sau vài ngày lấy bọc vải ra bạn sẽ không còn thấy lớp váng nổi trên hũ sấu ngâm nữa.
Cách thứ ba:
Tách phần sấu và nước sấu ra. Sau đó dùng nước nóng tầm khoảng 50-60 độ, tráng qua phần quả sấu bị đóng váng rồi để sấu thật ráo. Phần nước sấu thì đun sôi lại sau đó cũng để thật nguội. khi sấu và nước sấu đã nguội và ráo thì tiến hành ngâm lại.
Trên đây là những lưu ý mà econshine muốn gửi tới các bạn để việc ngâm sấu trở nên dễ dàng hơn. Tránh gặp phải những việc như ngâm sấu bị sủi bọt nổi váng,…
Econashine là địa chỉ cung cấp sấu tươi, sấu tươi sấy lạnh hàng đầu Hà Nội. Liên hệ:
- Hotline bán sỉ: (+84) 936 488 420
- Hotline bán lẻ: (+84) 868 937 118
- Email: Econashine@gmail.com
Hoặc đặt mua hàng TẠI ĐÂY
Xem thêm:
Cá quả om sấu, món canh ngon dễ làm cho cả nhà
Sấu ngâm gừng – Vị thuốc quý trong Đông y